Trang chủ

Bài 1 mục II trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 17/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 mục II trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 mục II trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Phải cho hắn ăn thứ gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà… Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.

(Nam Cao, Chí Phèo)

a) Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ.

b) So sánh tác dụng trong văn bản (về mặt liên kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý,…) của kiểu câu có khởi ngữ với kiểu câu không có khởi ngữ.

Trả lời bài 1 mục II trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 mục II trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Trong đoạn văn trên, câu có chứa thành phần khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

Khởi ngữ: hành.

b) Câu có chứa khởi ngữ có liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo). Hơn thế, do câu trước đã hàm ý nói về cháo hành và câu kế tiếp nói về gạo thì việc bắt đầu câu này bằng một khởi ngữ (hành) sẽ làm cho mạch văn trôi chảy hơn.

Cách trình bày 2

Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

– Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

Cách trình bày 3

a) Trong đoạn văn trên, câu có chứa khởi ngữ là câu: Hành thì nhà thị may lại còn. Khới ngừ của câu là: hành.

b) So sánh câu có chứa khởi ngữ nêu trên với câu không có khởi ngữ tương đương về nghĩa (Nhà thị may lại còn hành), ta thấy:

- Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: Cùng biểu hiện một sự việc.

- Câu có chứa khởi ngữ có liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết đế nấu cháo). Hơn thế, do câu trước đã hàm ý nói về "cháo hành" và câu kế tiếp đã nói về "gạo" thì việc bắt đầu câu này bằng một khới ngữ (hành) sẽ làm cho mạch văn trôi chảy hơn. Chính vì thế mà cách viết của Nam Cao là cách viết tối ưu.

Cách trình bày 4

- Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

- Khởi ngữ: Hành

- Chuyển khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành. Câu này không còn khởi ngữ mà chỉ có bổ ngữ (hành), câu có khởi ngữ tạo ra sự đối lập về ý với câu đi trước, do đó nhấn mạnh được vào khởi ngữ.

-/-

Bài 1 mục II trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM