Trang chủ

Bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 17/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 mục I trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu ca, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiêu. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?

(Nam Cao, Chí Phèo)

a) Xác định câu bị động trong đoạn trích.

b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.

c) Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn đã có sự thay thế đó.

Trả lời bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Câu bị động trong đoạn trích: Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả.

b) Chuyển câu bị động thành chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

c) Khi thay câu chủ động thành câu bị động không sai về mặt ngữ pháp nhưng câu không có sự nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên.

Cách trình bày 2

Câu bị động trong đoạn văn trên: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả

Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

→ Sự xuất hiện của câu chủ động không hợp lí, câu đầu đang nói về “hắn”, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài, không thể đột ngột nói tới chủ thể khác ( người đàn bà).

Cách trình bày 3

- Câu bị động trong đoạn văn trên là câu: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

- Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được) - chủ thể hành động - hành động.

- Chuyển câu bị động trên sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

- Mô hình chung của câu chủ động là: Chủ thể hành động - hành động - đối tượng của hành động.

- Thay câu chủ động vào đoạn văn, ta thấy: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước đó. Câu đầu của đoạn đang nói về "hắn", chọn "hắn" làm đề tài và vẫn hàm ý bỏ ngỏ thông tin. Vì thế mà, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn "hắn" làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động. Nếu viết câu chủ động vào vị trí đó thì không tiếp tục đề tài về "hắn" dược mà đột ngột chuyên sang nói về "một người đàn bà nào". Như thế mạch lôgic của các câu sẽ bị phá vỡ.

Cách trình bày 4

a) Xác định câu bị động trong đoạn trích.

Câu bị động trong đoạn văn trên là câu: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được) - chủ thể hành động - hành động.

b) Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.

Chuyển câu bị động trên sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động là: Chủ thể hành động - hành động - đối tượng của hành động.

c) Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và  nhận xét về sự liên kết ở đoạn văn đã có sự thay đổi đó.

Thay câu chủ động vào đoạn văn, ta thấy: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước đó. Câu đầu của đoạn đang nói về "hắn", chọn "hắn" làm đề tài và vẫn hàm ý bỏ ngỏ thông tin. Vì thế mà, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn "hắn" làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động. Nếu viết câu chủ động vào vị trí đó thì không tiếp tục đề tài về "hắn" dược mà đột ngột chuyên sang nói về "một người đàn bà nào". Như thế mạch lô gích của các câu sẽ bị phá vỡ.

-/-

Bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM