Câu hỏi bài 23 trang 114 sgk Sử 7

Xuất bản: 15/12/2018 - Cập nhật: 15/12/2022 - Tác giả:

Giải câu hỏi bài 23 trang 114 sgk Lịch Sử 7. Chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay

Câu hỏi 1

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào?

» Ôn tập Câu hỏi bài 23 trang 113 sgk Sử 7

Đáp Án Câu hỏi 1 bài 23 trang 114 sgk Sử 7

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

- Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.

- Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .

Thiên Chúa giáo

- Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này.

- Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

Câu hỏi 2

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Đáp Án Câu hỏi 2 bài 23 trang 114 sgk Sử 7

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.

- Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam, trải qua một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rôt (Alexandre de Rhôdes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ - La-tinh.

→ Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

Câu hỏi 3

Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Đáp Án Câu hỏi 3 bài 23 trang 114 sgk Sử 7

- Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

- Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Câu hỏi 4

Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

Đáp Án Câu hỏi 4 bài 23 trang 114 sgk Sử 7

- Chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Nôm ra đời thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm.

- Bởi vậy hiện tượng Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình.

- Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng , nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.

- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

» Xem tiếp Câu hỏi bài 23 trang 115 sgk Sử 7

 ----------------------------------------------------------

Để tìm hiểu ý nghĩa dân tộc của việc ra đời chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, mời các em xem ngay hướng dẫn giải Sử 7 - Chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII cùng đáp án các dạng bài tập Lịch Sử lớp 7 khác tại doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM