Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Điện Biên 2023

Xuất bản: 01/06/2023 - Cập nhật: 02/06/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Điện Biên năm học 2023-2024 cập nhật nhanh và chính xác cùng đáp án đề thi vào 10 môn văn Điện Biên các năm trước.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Điện Biên năm học 2023-2024 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Điện Biên 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Điện Biên sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Anh Điện Biên các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Điện Biên 2022

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Điện Biên sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Điện Biên các năm trước bên dưới:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Điện Biên 2022 (tham khảo)

Câu 1:

a. Các phép liên kết bao gồm:

- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1) được thay thế bằng Người(2)

- Phép lặp: Người, văn hóa (2,3)

b.

- Thành phần biệt lập: Có thể

- Thành phần tình thái.

Câu 2.

Thể thơ tự do.

Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về gian khổ của người đồng mình: sống, đá, suối, ghềnh, thác ở gian khổ.

Học sinh tìm các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng:

- Biện pháp tu từ: So sánh

- Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn của người cha về cách sống của con. Cha mong muốn dù có sống trong gian khổ con cũng luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt.

d.

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng từ 5 -7 dòng)

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày theo ý hiệu của mình đảm bảo những nội dung sau:

- Mong muốn của người cha đối với con:

+ Thủy chung với quê hương, dù quê hương nghèo đói: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung khống chế thung nghèo đói”. Ở đây, ý thơ không chỉ là lời cha nói với con mà đã được mở rộng như lời gửi trao thế hệ.

+ Luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt: “Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”. Y Phương đã dùng cách diễn đạt của người miền núi: dùng những hình ảnh cụ thể như sông, đá suối, ghềnh, thác cùng câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” để nói về cuộc sống đầy gian nan, vất vả và đồng thời cũng khẳng định nghị lực, tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ, mát lành như sống như suối của người đồng minh

Câu 3.

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định,

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Phương Định trong một lần phá bom.

+ Phương Định trong một cơn mưa đá.

2. Thân bài

a. Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom

- Tâm trạng của Phương Định khi đến gần quả bom.

+ Không gian xung quanh: Thật yên tĩnh đến nỗi nhìn khói đen từ xa cũng đáng sợ => khung cảnh ác liệt, đáng sợ.

+ Phương Định vẫn kiên định, không sợ hãi.

- Khi thực hiện nhiệm vụ gỡ bom: Mọi việc chị làm đều rất tỉ mỉ đặc biệt là mọi cảm xúc của Phương Định đều được mài dũa. “Đôi khi lưới của một cái xẻng đập vào một quả bom và một âm thanh sắc nhọn xuyên qua da tôi. Tôi run rẩy và chợt hiểu tại sao mình lại làm như vậy. Chậm quá. Nhanh lên một chút! Vỏ bom nóng là dấu hiệu của sức khỏe không tốt”.

- Chờ bom nổ:

+ Sự chờ đợi nghẹt thở, tiếng kim giây chạm vào con số vĩnh cửu, tưởng chừng chết đi sống lại những lờ mờ điều quan trọng đối với cô là mìn nổ, hay bom nổ thì làm thế nào để mìn sáng một giây.

+ Thời gian chờ đợi bom nổ làm nổi bật lòng dũng cảm, sự kiên định của cái gái xung phong Phương Định.

- Khi bom nổ: Đồng đội bị thương, nhưng Phương Định vẫn đầy dũng cảm, kiên cường và dũng khí.

b. Tâm trạng Phương Định trong một cơn mưa đá

- Niềm vui thích khi cơn mưa đá tới:Cơn mưa đá đến bất ngờ “lanh canh gõ trên nóc hầm”, khi Phương Định thấy “đau, ướt ở trên má”. Nó đã mang tới cho cô niềm vui trọn vẹn, xoá nhoà những phút giây mệt mỏi, căng thẳng ở nơi chiến trường.

- Sự tiếc nuối khi cơn mưa qua đi: Cơn mưa “tạnh rất nhanh như khi mưa đến” để lại trong lòng Phương Định niềm tiếc nuối vô bờ.

- Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những kỉ niệm thơ ấu:

+ Cơn mưa qua đi là lúc Phương Định nhớ về quê hương của mình.

+ Nỗi nhớ của cô mơ hồ, mờ nhạt “hình như, cái gì đấy”

=> Phương Định là cô gái ngây thơ, trong sáng, với những rung cảm rất nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn.

c. Nhận xét

- Qua hai tình huống trên, tác giả cho thấy một Phương Định vừa dũng cảm, kiên cường nhưng đồng thời cũng vẫn còn giữ những nét hồn nhiên, ngây thơ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh thế.

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế: tâm trạng vui vẻ khi cơn mưa tới, nuối tiếc khi cơn mưa quá và nhớ về quá khứ.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Trích dẫn đề:

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:

Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá yên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.5)

a) Tìm các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

b) Xác định và chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ, trả lời các câu hỏi:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc...

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.72)

a) Xác định thể thơ.

b) Tìm những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng mình.

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:

Sông như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc...

d) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ về mong muốn của người cha với con trong đoạn thơ.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom và trong trận mưa đủ để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Điện Biên năm học 2021-2022

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2021 - 2022

    Đề thi chính thức

    Môn: Ngữ văn (chung)

    Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

    ĐỀ BÀI

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:

    Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “Ừ, ừ… chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa mò vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:

    - Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!

    (Trích Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 104)

    a) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng.

    b) Tìm lời dẫn trong đoạn trích, đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

    Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:

    Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

    (Sgk Ngữ văn 9 Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 32)

    a) Xác định phương thức biểu đạt chính.

    b) Theo tác giả, trẻ em phải được sống như thế nào?

    c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lặp được sử dụng trong đoạn trích.

    d) Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) trình, bày suy nghĩ về quyền được học và phát triển của trẻ em.

    Câu 3. (5,0 điểm)

    Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Viếng Lăng Bác, từ đó nhận xét tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác Hồ:

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

    Hết

    Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Điện Biên của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức.

    Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên các năm trước

    Năm 2020

    Đang cập nhật...

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Điện Biên

    Năm 2019

    Đang cập nhật...

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Điện Biên

    Năm 2018

    Câu 1. (2,0 điểm)

    a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".

    (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144)

    b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

    Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Điện Biên

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Điện Biên năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM